Airbus, Boeing muốn hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa năng lực quốc phòng

Các tập đoàn như Airbus, Boeing đưa một số máy bay hiện đại tới Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 và kỳ vọng tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Công nghệ Dec 19, 2024 IDOPRESS

Trong cuộc gặp báo chí trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024,bà Hoàng Tri Mai,Tổng giám đốc Airbus tại Việt Nam,ngày 18/12 cho biết tập đoàn này có chiến lược đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quốc phòng,cung cấp các giải pháp và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực khai thác vận hành máy bay,thực hiện các mục tiêu an ninh dài hạn.

Bà Hoàng Tri Mai,Tổng giám đốc Airbus tại Việt Nam (giữa),giới thiệu về các sản phẩm của tập đoàn. Ảnh: Airbus

Một trong những sản phẩm quan trọng được tập đoàn giới thiệu trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 là C295,dòng máy bay vận tải chiến thuật hạng trung có tính linh hoạt cao đã thể hiện được chất lượng và năng lực trong các nhiệm vụ vận tải quân sự,cấp cứu y tế và bảo đảm hậu cần đường không. Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đang vận hành ba chiếc máy bay này.

Đại diện Airbus cho biết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển đội máy bay C295 và các phiên bản khác như giám sát hàng hải,nhằm tăng cường năng lực vận tải đường không cũng như giám sát và trinh sát. Airbus đã ký hợp đồng cung cấp 300 chiếc C295 cho nhiều quốc gia.

Hãng sẽ hỗ trợ chuyên gia,chuyển giao các nội dung đào tạo,hoạt động bảo trì,bảo dưỡng cho Quân chủng Phòng không - Không quân,giảm lệ thuộc từ bên ngoài.

Airbus cũng giới thiệu dòng trực thăng quân sự đa nhiệm H225M được thiết kế cho nhiệm vụ chuyển quân,tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ có độ nguy hiểm cao,với khả năng vận tải nặng,đưa hàng hóa lên xuống nhanh chóng.

Tương tự,dòng trực thăng H145 được thiết kế nhỏ gọn,tối ưu cho các nhiệm vụ vận chuyển y tế,cứu thương khẩn cấp và tuần tra ven biển. Trực thăng H145 cải tiến với hệ 5 cánh quay chính giúp tăng khả năng tải thêm 150 kg,nâng cao hiệu suất hoạt động,có thể giúp đội trực thăng của Việt Nam đa năng,linh hoạt hơn cho các nhiệm vụ yêu cầu phản ứng nhanh trên địa hình đa dạng.

Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã khai thác hơn 10 máy bay trực thăng của Airbus.

Một máy bay vận tải C295 do Airbus sản xuất. Ảnh: Airbus

Tại triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024,Airbus lần đầu tiên ra mắt mô hình Thiết bị bay không người lái Flexrotor. Thiết bị này được thiết kế cho các nhiệm vụ thu thập thông tin,giám sát,trinh sát,có thể hỗ trợ một cách linh hoạt các nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực an ninh,giám sát của Hải quân Nhân dân và Cảnh sát biển Việt Nam.

Đại diện tập đoàn Boeing cùng ngày cũng tổ chức cuộc gặp báo chí,khẳng định muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư với Việt Nam. Tại triển lãm lần này,Boeing mang đến các sản phẩm như trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook,trực thăng đa nhiệm MH-139 Grey Wolf,hệ thống máy bay không người lái (UAV) ScanEagle và thuyền không người lái Wave Glider.

CH-47 Chinook là mẫu trực thăng hạng nặng tiên tiến,đa nhiệm của Boeing,với hai cánh quạt chính được đặt song song và chồng lên nhau. Với khả năng nhấc được khối lượng hàng có trọng tải lên tới 8 tấn,CH-47 Chinook có thể thực hiện các nhiệm vụ như chở hàng và chuyển quân.

Trực thăng CH-47 Chinook do Boeing sản xuất trong biên chế quân đội Mỹ. Ảnh: Lục quân Mỹ

Nhờ khả năng cơ động linh hoạt,trực thăng cũng có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn,di tản người bị nạn,các nhiệm vụ đặc biệt,cứu trợ nhân đạo và thiên tai,cùng những nhiệm vụ khác tại nơi có địa hình hiểm trở.

Dòng trực thăng hạng nặng này đang được sử dụng tại hơn 20 quốc gia,là một trong những mẫu trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Ông Dale McDowal,phó chủ tịch phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á mảng quốc phòng,không gian,an ninh của Boeing,kỳ vọng các sản phẩm của hãng sẽ góp phần giúp Việt Nam hiện đại hóa năng lực an ninh,quốc phòng.

Boeing đã bàn giao 6 UAV ScanEagle cho Cảnh sát biển Việt Nam,tiến hành lắp đặt và bay kiểm thử tại Vũng Tàu. Hãng cũng hỗ trợ đào tạo tiếng Anh và kỹ thuật để Cảnh sát biển Việt Nam có thể vận hành và bảo trì máy bay ScanEagle hiệu quả,an toàn.

Trong cuộc tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ,quốc phòng,an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tối qua,Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm,khai thác các không gian phát triển,lĩnh vực mới,trong đó có vũ trụ,kinh tế hàng không,không gian biển (năng lượng gió,mặt trời),không gian ngầm.

Thủ tướng đề nghị USABC và nhóm các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục trao đổi với các cơ quan,tập đoàn cả nhà nước và tư nhân của Việt Nam,đẩy mạnh hợp tác về thương mại,chuyển giao công nghệ,đầu tư sản xuất tại Việt Nam,cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ,an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tối 18/12. Ảnh: Nhật Bắc

Ông Brian McFeeters,phó chủ tịch cấp cao,kiêm giám đốc điều hành khu vực của USABC,cho rằng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là cơ hội để các doanh nghiệp Mỹ hợp tác với các cơ quan,doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ông khẳng định tổ chức này sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nhiều tiềm năng và mang tính chiến lược.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ngày 19-22/12 tại sân bay Gia Lâm,TP Hà Nội. Nhiều loại khí tài của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các nước sẽ được trưng bày tại triển lãm. Người dân có thể tham quan triển lãm miễn phí từ 9h ngày 21/12 đến hết 22/12.

Đoàn Loan - Anh Tú

Công nghệ Việt Nam:Sumber Anda untuk Tech, AI, Aeroangkasa, Berita Bioteknologi

Cam kết báo cáo những phát triển mới nhất trong công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, dữ liệu và các lĩnh vực khác.